Ngày lễ vu lan báo hiếu

Có thể nói truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã trở thành một nét đẹp trong chính con người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa. Truyền thống ấy được truyền thừa qua nhiều thế hệ, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của cả dân tộc Âu Lạc từ ngàn đời nay.

Và, quay lại ở một giai đoạn khá lâu xa về trước, truyền tích Vu Lan ngày lễ báo hiếu của những người con dành cho các đấng sinh thành của mình, ý nghĩa của những giá trị đó như thế nào? Vậy thì, tiếp đến câu hỏi đặt ra là: Ngày lễ Vu lan có gốc tích phát khởi từ khi nào? Lễ vu lan có ý nghĩa như thế nào trong truyền thống hiếu đạo người Việt Nam?... Sau đây là những hiểu biết của người viết xin được chia sẻ như sau:

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan...

Ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ điển tích Phật Giáo, một trong những đồ đệ kiệt xuất của Đức Phật thời còn tại thế là ngài Mục Kiền Liên (Moggallāna) trong quá trình thiền định ngài thấy được người mẹ kính yêu của mình đang chịu cảnh khổ ải nơi địa ngục A Tỳ. Bà mẹ của Mục Kiền Liên phải chịu cảnh đói khổ cùng cực trong cái đói, cái rét, cái nóng... chịu đủ các cực hình tra tấn từ tinh thần cho đến hình thể của mình.

muc-kieu-lien-cuu-me.

Alahan Mục Kiền Liên cứu mẹ

Xót cảnh mẫu thân đang phải chịu cảnh khổ ấy, bằng thần thông alahan Mục Kiền Liên đã hoá thân vào cõi u minh địa ngục, để đem thức ăn thọ dụng cho mẹ, để bà có thể vơi đi cảnh đói trước mắt. Nhưng một sự lạ ở đây là khi bà mẹ bưng bát cơm lên miệng để ăn thì thức ăn liền bốc cháy trong miệng; một cảnh tượng thống khổ đến cùng cực.

Ngài Mục Kiền Liên oà khóc khi nhìn thấy mẫu thân sinh của mình đang phải chịu hình phạt tàn khốc như vầy. Ông liền đến bên Đức Phật thưa vâng về hoàn cảnh của bà mẹ ông, và đã được Đức Phật giảng giải việc nguyên nhân quả báo khi xưa, trong vô minh vì thiếu hiểu biết nên phải thọ chịu trọng tội như vậy, và người cũng chỉ cho Mục Kiền Liên cách hoá giải nghiệp lực mà người mẹ Thanh Đề đang gánh chịu.

muc_kien_lien_cuu_me_02

Đức Phật vấn tư cho Mục Kiền Liên hoá giải cứu độ mẹ Thanh Đề

Bằng cách đúng vào ngày rằm tháng bảy, cùng với chư tăng ni lập đàn hộ niệm, đọc kinh vãng sinh và hồi hướng công đức cho người mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Cùng với lòng thành kính và công đức viên mãn của người con sa môn dành cho mẹ mình, và sự sám hối thành tâm của bà Thanh Đề đã làm trời xanh cảm động. Đức Phật A Di Đà toả hào quang hiện ra độ dẫn bà về cõi Tây Phương tịnh độ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy hằng năm trở thành ngày lễ Vu Lan dành cho những người con tri ân sự hiếu kính đến các đấng sinh thành của mình. Ngày lễ Vu Lan cũng trở thành quốc lễ ở một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal… và vài quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hoá Phật Giáo Trung - Ấn.

Món quà thiết thực ngày lễ Vu Lan...

Từ nguồn gốc xuất tích của ngày lễ này khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.

Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.

manhan14888

Đông trùng hạ thảo làm quà biếu cho bố khi đi công tác xa

Ngày lễ Vu Lan cũng trở thành ngày lễ của những người con xa xứ đền đáp tri ân dành cho các đấng sinh thành của mình qua những món quà thiết thực. Những món quà đó đôi khi là những cuộc gọi điện thoại hàng giờ của người con phương xa dành cho bà mẹ hay người bố của mình để hỏi thăm tình hình sức khoẻ, hay những món quà giản đơn lịch thiệp bằng thảo dược như đông trùng hạ thảo hay nhân sâm bồi bổ sức khoẻ ông bà.

Sâu sắc hơn mà nói, khi tâm chúng ta luôn hướng về song thân mỗi ngày, thì ngày ngày đều là ngày lễ Vu Lan đối với bố mẹ hay ông bà. Vì… không có món quà nào cao quý bằng sự hiếu kính và lòng thành của những người con người cháu. Sự bình an, mạnh khoẻ tươi vui, tạo giá trị cho bản thân và đời cũng là một món quà thiết thực mà các cụ luôn mong mỏi ở các hậu bối của mình. Với an lạc từ tâm và các giá trị nhân luân mãi trường tồn thì xã hội mới thực phát triển mang tính bền vững được.

Vậy, các bạn đã có món quà nào dành cho các song thân chưa? Xin hãy để lại các câu hỏi ở phần bình luận hoặc gọi vào số hotline để thảo dược Tashapy tư vấn nhé!

Tham khảo:

Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe

In bài viết

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HINA

Địa chỉ: 32 Vạn Bảo, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0974.772.827

Email: [email protected]

Website: thaoduoctashapy.com

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VXXXXX

Địa chỉ : xxxxn Bảo, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại : 0974.772.xxx

Email: hinxxxxxmail.com 

Website: thaoxxxxxxienan.com.vn

BẢN ĐỒ
LIÊN KẾT
zalofacebooktik-tokyoutube